Digital Marketing Trends 2021 tại Việt Nam

Digital Marketing Trends 2021 ở Việt Nam

UAN Year End Party đã diễn ra ở Hồ Chí Minh vào ngày hôm qua. Là một dịp tụ hội – kết nối cuối năm của cộng đồng Marketers, nên phần Trends được nói mang tính chất gợi mở là chủ yếu. Tôi được UAN mời tham gia vào Panel 2 của chương trình với chủ đề Future of Now. Thời gian ngắn không được chia sẻ nhiều và đầy đủ, nên tôi tranh thủ dành recap những ý đã chia sẻ và mở rộng nội dung một chút cho mọi người tham khảo.

Nếu các bạn có theo dõi Facebook hay Blog của tôi vẫn còn nhớ từ đầu mùa dịch tôi cũng có chia sẻ một chút về xu hướng Digital Marketing ứng biến khi hết dịch. Mà cái bài đó mãi không có phần 2, một phần vì tôi lười, phần khác bối cảnh lúc đó biến hoá khôn lường quá khiến tôi cũng tự dưng thận trọng hơn với những gì mình chia sẻ. Sợ rằng điều mình nói sẽ không thật sự đúng.

Cũng trong suốt 01 năm qua, tôi có làm một tài liệu chia sẻ cho các khách hàng – đối tác của tôi về xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam như một điều gợi mở, vì chưa có nhiều minh chứng thực nghiệm. Ngày hôm qua, trong phiên thảo luận Future of Now của UAN YEP thì tôi đã tự tin hơn với những campaign đã thực hiện trong năm 2020. Nay tôi chia sẻ lại các phần trong slide (một cách công khai hơn) dựa vào câu hỏi trong phiên thảo luận hôm qua. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn.

Hỏi: Anh Long có thể chia sẻ về những thay đổi mà anh nhận thấy ở các thương hiệu và khách hàng mà mình có hợp tác / làm việc cùng ở góc độ ứng dụng công nghệ, vận dụng các xu hướng vào các hoạt động marketing của họ không?

Trả lời:
1. “Future is Privacy – Sự riêng tư sẽ là tương lai của chúng ta” – Phát biểu của Mark trong năm 2019

Người dùng mạng xã hội nói riêng và người dùng kĩ thuật số nói chung càng ngày càng muốn nhiều sự riêng tư cho bản thân mình hơn.
Họ có tài khoản mạng xã hội, nhưng chỉ là nơi để liên lạc bạn bè, không đăng gì nhiều. Hoặc nếu có đăng thì cũng không để “Công Khai” mà chỉ bạn bè mới có thể xem được.
Hình thức stories không ngừng tăng trưởng. Tính trên nền tảng Instagram, trong năm 2019 có 500M người dùng chia sẻ hình ảnh của họ mỗi ngày (theo Statista). Như story của tôi, bình thường 200 người xem đã là nhiều, thế mà chỉ một tấm ảnh (mà bạn bè tưởng là tôi cưới) đã tăng lên 2.709 người xem.
Các nhóm kín, nhóm cộng đồng với nhiều chủ đề đa dạng cũng là nơi người dùng muốn tham gia vào. Ở ảnh trên, tôi đang xem điểm chung của một thành viên trên Group Cộng đồng Marketing & Advertising. Giống tôi, bạn cũng là thành viên của Bí Mật Showbiz Group và Hội Khẩu nghiệp (huhu, tôi vào hóng thôi).

Sự bùng nổ của những nhóm kín, nhóm cộng đồng sẽ không còn xa lạ với các bạn khi nhắc đến những Group như Yêu Bếp Nghiện Nhà, hay gần đây là các group Anti. Theo thống kê mới nhất của Hootsuite, phải có đến 1,8 tỉ người sử dụng Facebook Group. Các nhóm kín này phân mảnh về mặt nội dung, sở thích của người dùng. Như group Bao Lâu Chia Tay khi tôi hỏi mọi người trong hội trường, rất ít bạn biết đến group này, nhưng nếu vào xem thì các con số trong group khá wow.

Chính xu hướng này lại thách thức các nhãn hàng nhiều hơn. Vì đúng kiểu “tôi không biết cái tôi không biết”, biết khách hàng ở đâu để có thể nhắm mục tiêu một cách chính xác hơn, và tất nhiên cũng giúp tiết kiệm về ngân sách mà vẫn (có khả năng) hiệu quả. Social Seeding chính vì thế lại là một nhóm công việc mà marketers và các nhãn hàng đang muốn thực hiện.

Nguyên lý là thế, nhưng không chắc là dễ thực hiện. Như bạn có thể thấy ở trên, Brand nếu chủ động thì sẽ khá vất vả trong điều hướng vì cộng đồng sẽ luôn có chút gì đó “mean”; còn nếu không chủ động thì thôi không còn gì để nói nữa…

2. Snackable content – Xu hướng nội dung phải Ngắn – Wow – Lại còn gây nghiện (Short – Wow – Addictive)

Trong buổi YEP, ngoài từ khoá “xu hướng” được nhắc đến nhiều, tôi cũng nghe mọi người liên tục nhắc về “Tiktok”. Các video của Tiktok là điển hình cho dạng nội dung Ngắn – Wow – Gây nghiện.

Ngắn không chỉ về chữ, mà cả về thời lượng. Wow là yếu tố khó thực hiện, đến Gây nghiện còn khó hơn. Trên hết là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng khi mà hôm nay Trịnh Sảng, ngày mai lại đến Trà Xanh – Người tiêu dùng luôn bị xao lãng bởi hàng mớ những thông tin khác nhau.

Các nhãn hàng vì thế khi làm nội dung có xu hướng làm hình ảnh “lồng lộn” hơn xưa, hay trong nghề mọi người hay nói với nhau là “Creative Format Content”. Nghĩa là phải tạo ra được những định dạng thật sự sáng tạo, hoặc nếu chỉ là một still image (ảnh tĩnh) đơn giản – thì cách thể hiện hình ảnh phải sáng tạo (nói tới đây thấy khó quá nè).

Một số ví dụ để bạn có thể hình dung rõ hơn

Facebook cũng cho ra mắt cách đây không lâu trang Creative Hub để chia sẻ các định dạng sáng tạo khác nhau.

Truy cập https://www.facebook.com/ads/creativehub/gallery/ để xem nhé.

Trở lại với việc người tiêu dùng dễ bị xao lãng bởi những gì đang diễn ra trong đời sống, trên thế giới mạng của họ, việc công việc sản xuất nội dung số sáng tạo nay được định hình bởi từ khoá real-time content. Bây giờ mọi người hay gọi là content bắt trend, nhưng từ này đối với tôi vẫn chưa xác đáng. Bởi không phải trend gì nhãn hàng cũng có thể bắt được, đu trend tạo nét dễ lại thành tét não (:P). Real-time Content (rộng hơn là Real-time Marketing) là những nội dung được sản xuất nhanh – kịp thời trước những quan tâm của người tiêu dùng. Có thể là lúc đang mưa thì ứng dụng đặt đồ ăn có thể làm ngay nội dung cho Notification của mình như “Trời mưa đói bụng đã có Grab lo” – tất nhiên phải kèm với chương trình khuyến mãi kèm theo cho hấp dẫn. Hoặc dễ hiểu nhất là nội dung phải hợp mùa hợp thời điểm – cái này vẫn quen thuộc với các marketers rồi.

3. Creative Digital Activation

Trước đây chúng ta có khái niệm là Brand Activation – chỉ các hoạt động kích hoạt thương hiệu tại điểm bán. Nay có các hoạt động kích hoạt thương hiệu trên môi trường số. Bản chất, cái này cũng có từ lâu, không gọi là trend lắm. Tuy nhiên, từ điểm 1. và 2. tôi đã nói ở trên, Digital Activation không chỉ là làm cái gì đó sôi động trên môi trường số là được, mà đó còn là các giải pháp công nghệ – giải pháp số khác nhau phù hợp với xu hướng người dùng.

Nếu nói về Stories thì sẽ có việc ứng dụng AR. Nhãn hàng tạo ra các Branded AR Effect cho người dùng sử dụng. Cái này cũng không mới ở trên thế giới, nhưng khá mới ở Việt Nam. Vì đúng kiểu nó là “riêng tư” nên nhãn hàng làm điều này cũng khá quan ngại. Mặt khác, nói vậy chứ, không phải ai cũng biết tìm ra cái filter nó, hay biết cách đăng…

Như bạn có thể thấy một nhãn hàng đã có hướng dẫn khá chi tiết để người dùng tham gia “hoá thân” với AR Filter

Các giải pháp sáng tạo khác về Gamification như Quay số, Trắc nghiệm, Game hành trình… cũng được các nhãn hàng cũng tích cực ứng dụng trên web, mạng xã hội. Vậy nên, sáng tạo nội dung số giờ đây còn đi kèm cả với các giải pháp về công nghệ nữa.

Một số gamification tôi sưu tầm được

Hỏi: Anh Long nghĩ gì về những xu hướng mới nổi gần đây như Tiktok và việc vận dụng những xu hướng mới nổi này vào các hoạt động marketing, truyền thông có gặp thách thức gì trong trải nghiệm người dùng/khách hàng không?

Trả lời:
Thách thức đầu tiên tôi thấy khá rõ nét đó chính là tính chủ quan của người làm Marketing. Khi nói về xu hướng, kể cả tôi vẫn dễ nhìn vào bề nổi của vấn đề, luôn có tâm lý FOMO (fear of missing out). Kiểu là: ai cũng làm MV Rap kìa, hay là mình cũng làm đi trời ơi; Ai cũng lên tiktok hết rồi huhu, mình chưa lập kênh tiktok nữa. Tôi cho rằng đây là tâm lý không thể tránh khỏi, nên việc tỉnh táo trước các trends theo kiểu bề nổi là một thách thức của những người đang làm marketing cho Doanh nghiệp lẫn phía Agency. Hay nói một cách khác, cần đặt câu hỏi “Tại sao mình làm điều đó?” nhiều hơn.

Target Audience của bạn là ai, nền tảng đó có những người mà bạn muốn nhắm đến không?
Nếu làm cái này, có giải quyết triệt để vấn đề mình đang gặp phải không?
Mục tiêu mình là gì ấy nhỉ?

Cũng tiếp nối tính chủ quan đó, phải thật sự thận trọng xem khách hàng của mình là ai, cụ thể là họ có thể hiểu được – quen được với “công nghệ” mình đang sử dụng không? Ví dụ AR mà tôi nói ở trên là một điển hình. Tất nhiên, tôi không nói bạn không làm. Mà ở đây sẽ cần có cả educate/giáo dục – hướng dẫn khách hàng, điểm này đáng lưu tâm khi bạn triển khai các hoạt động Digital Marketing có ứng dụng “công nghệ mới” vào. Vì nếu không, trải nghiệm người dùng sẽ dễ bị “vật vã với công nghệ”, tệ hơn là không ai thèm hưởng ứng cả.

Cuối cùng đó là thách thức về Cơ sở hạ tầng – tính quy hoạch trong việc thiết lập nền tảng số và công nghệ tại mỗi doanh nghiệp.

Tôi cùng đối tác của mình là WOAY đã từng thiết kế một giải pháp Digital Activation cho một chuỗi bán lẻ có hơn 130 cửa hàng. Giải pháp này khá đơn giản. Khách hàng mua hàng tại cửa hàng với mức hoá đơn theo thể lệ, ngay lập tức nhập được mã tham gia chơi trên nền tảng web. Nghĩa là trong hoá đơn phải có thêm phần đuôi ở phía dưới cho mã và đường dẫn về website. Đối với vận hành của chuỗi, chúng tôi xây dựng hệ thống Dashboard bên trong tại mỗi cửa hàng, để có thể dễ dàng trao quà cho khách hàng: tra cứu thông tin – xác minh khách hàng và quà; đánh dấu được tình trạng trao quà – trao ở đâu, bởi cửa hàng nào.

Sở dĩ tôi nhắc đến vận hành, vì nếu vận hành phức tạp, có khả năng cao khách hàng phải chờ đợi, khó khăn nhận quà, xác minh… Nghĩa là muốn có trải nghiệm khách hàng tốt, thì bên trong vận hành phải tốt trước đã. Việc ứng dụng công nghệ vào trên nền tảng đã có sẵn của doanh nghiệp như máy tính tiền, máy in bill… làm sao cho mượt mà sẽ là cái đáng lưu tâm.

Mở rộng một chút về vấn đề quy hoạch cơ sở hạ tầng liên quan đến nền tảng số & ứng dụng công nghệ. Sau giải pháp với chuỗi bán lẻ đã nói trên, tôi lẫn WOAY nhận khá nhiều đơn đặt hàng của các chuỗi khác cho giải pháp tương tự, nhưng đều không làm được. Chỉ bởi một vấn đề đơn giản là phần mềm bán hàng không có khả năng để in ra đuôi hoá đơn ở dưới kèm theo unique code (mã đơn nhất) có điều kiện như vậy. Trong các đặt hàng này, có những chuỗi số lượng cửa hàng còn gấp đôi, gấp ba chuỗi đã kể trên. Về phía tôi, thách thức chính là tính tương thích của các giải pháp công nghệ mà tôi đưa ra cho các nhãn hàng. Về phía nhãn hàng, đó chính là hiểu biết về hệ thống – nền tảng, vì khó ở chỗ: ai mà biết phần mềm bán hàng này không làm được chứ, chả lẽ đập đi xây lại?

Yayy, thế là đã hết nhoáng phần trả lời của tôi (có viết dài hơn những điều đã nói trong panel). Vẫn mong là các bạn sẽ thấy có ích, ủng hộ bằng cách tư vấn thêm cho tôi các đề tài mà muốn tôi viết trong những lần tới nhé.

Leave a Reply

%d bloggers like this: